Ký sự Đà Nẵng – Hội An – Huế – Phong Nha (ngày thứ 1)

3h sáng là bắt đầu lục đục sửa soạn, khởi hành đi phi trường Tân Sơn Nhất lúc 3h45. Mặc dù chuẩn bị tâm lý trước đó cả tuần mà lòng sao lâng lâng khó tả. Mới hôm qua còn chat với nhỏ bạn về vụ TKB rồi bình loạn xà ngầu đủ thứ trên trời dưới đất mà giờ đây đã lên đường rồi. Sài Gòn lúc sáng sớm sao lặng yên quá, chả xô bồ náo nhiệt và… kẹt xe như mọi khi. Từng hàng cây, góc phố lặng lẽ vút qua cửa kính xe, thỉnh thoảng thấy vài hàng quán mở cửa, xếp hàng chuẩn bị ngày mới.
4h15 có mặt ở sân bay nội địa và ngồi chờ. 4h30 người hướng dẫn đến làm thủ tục lấy vé máy bay cho cả đoàn. Trên tay là CMND và tấm vé của hãng hàng không Vietnam Airlines, chúng tôi tiến hành thủ tục check-in. Trước nhất là qua trạm kiểm soát đồ. Tôi được ưu ái 2 túi xách to đùng, mang muốn ná thở luôn. Tới trạm, việc đầu tiên phải làm là xếp hàng. Mà việc xếp hàng cũng vui lắm à. Trạm có 4 cổng, 1 cổng cho nhân viên và khách VIP, vậy còn 3 cổng cho hạng vé phổ thông. Có 1 nhóm hành khách, hễ thấy hàng nào ngắn là nhảy sang hàng đó. Qua rồi, thấy hàng kia ngắn hơn, lại nhảy. Cứ qua qua lại lại cho chán chê rồi cũng quay lại hàng cũ, mà nếu giữ nguyên vị trí thì nãy giờ qua lâu rồi. Bài học: khi xếp hàng, giữ nguyên vị trí là tốt nhất.[/I]
Rồi cũng tới lượt mình. Trước tiên phải vác 2 túi xách lên băng chuyền để qua máy quét. Đồ vật tư nhân bỏ hết vào khay qua đường băng chuyền luôn. Sau đó bưóc qua cổng từ để kiểm tra.
Lưu ý: không được mang chất lỏng trong hành lý xách tay. Như vậy nước uống đóng chai, thuốc nước, nước hoa, tất tần tật mọi thứ dưới dạng lỏng đều không được hiện diện trong hành lý xách tay. Ngoài ra dao kéo cũng không được mang trong hành lý xách tay. Nhưng những thứ đó có thể mang lên máy bay qua đường hành lý ký gửi. Đừng mang bút viết hay đồ vật bằng kim loại trong người mà bỏ vào khay, qua trạm theo đường máy quét vì qua cổng từ sẽ kêu lên inh ỏi và 1 anh an ninh lù lù tiến tới kèm theo cái vợt từ rà soát khắp người.
Sau khi qua trạm là tới khu vực bán đồ lưu niệm, thức ăn… rồi tới phòng chờ. Trên vé ghi 5h40 là qua cổng mà lúc đó là 5h5, lại chờ!
5h40, sau khi kiểm tra giấy tờ và vé máy bay, cả đoàn lên xe bus để đến chân máy bay. May quá, được xếp vào hàng ghế gần cửa sổ, tha hồ ngắm cảnh (lần đầu đi máy bay mà). Ban đầu máy bay sẽ di chuyển ra đường băng sau khi hành khách lên hết, đúng 6h5 là máy bay cất cánh.
… Tiếng động cơ ngày càng lớn và máy bay lăn bánh với vận tốc rất cao, kéo giật mọi người về phía sau. Đạt đủ vận tốc máy bay nhấc cánh khỏi mặt đất. Sự thay đổi áp suất bên ngoài và bên trong máy bay cộng thêm tiếng ồn của động cơ sẽ khiến lỗ tai tôi bị lùng bùng. Nếu bạn đã từng đi máy bay rồi sẽ biết cảm giác đó và lời khuyên của tôi là đừng nuốt nước bọt. Nó làm tai bạn bình thường lại nhưng chỉ trong 1 thời gian thôi, lát nữa mọi việc vẫn như cũ à mà tai lại còn đau hơn nữa. Khi máy bay đã ổn định, nhìn ra cửa sổ là cả 1 vùng trời trắng xóa, xa xa là ánh mặt trời len lỏi qua từng đám mây. Một khung cảnh thật bao la, rộng khắp, đường chân trời chạy tít tắp phía đàng xa, kéo dài như vô tận… Ngắm cảnh mây trời hoài rồi cũng chán, tôi ngủ thiếp đi và khi tỉnh dậy cũng là lúc máy bay hạ cánh.
Xuống phi trường Đà Nẵng là 7h15, đoàn chúng tôi lên xe đi ăn sáng. Nơi dừng chân đầu tiên là Ngũ Hành Sơn.
Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía đông nam. Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm, không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí.
Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây. Trong tư duy triết học của Trung Hoa thì ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông vì vậy 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.
Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển. Một hôm, ẩn sĩ thấy Nữ Thần Naga xuất hiện, mang theo một cái trứng, giao cho Thần Kim Quy cất giữ ngả phía sông Hàn để trừ khử sự quấy nhiễu của ma quái. Thần Kim Quy để quả trứng lại nhờ ẩn sĩ chăm sóc, và tặng ẩn sĩ một cái móng rùa để bảo vệ trứng. Dưới sự theo dõi, bảo vệ của ẩn sĩ, quả trứng ngày càng lớn nhanh một cách kỳ dị. Một hôm, sau giấc ngủ say, ẩn sĩ tỉnh mộng và nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp từ trong trứng bước ra, vỏ trứng nứt làm 5 mảnh, trở thành 5 trái núi, là Ngũ Hành Sơn ngày nay. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy chở ẩn sĩ biến lên trời.
Chùa Tam Thai[/B]

Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1630 và còn lưu giữ chiếc chuông khắc tên vua Minh Mạng. Sân chùa rộng giữa sân là tượng Phật Di Lặc đồ sộ, chung quanh nhiều cây kiểng loại bonsai và hoa sứ nhiều màu trắng vàng thoảng mùi hương.
Động Huyền Không[/ALIGN]

Cửa vào động
Động Huyền Không đi qua cổng vòm có 3 chữ Huyền Không Quan, cửa hơi hẹp, những bậc đi xuống sâu. Giữ cửa động có tượng hình ông Thiện và ông Ác, như nhắc nhở con người phải thánh thiện, từ bi khi đến cõi sắc không của Phật.

Ông Thiện

Ông Ác
Vào trong sâu sẽ thấy một lỗ trên đỉnh thông ra bên ngoài trời, ánh sáng qua đó chiếu vào bên trong làm động mờ mờ ảo ảo và vì vậy mới có tên là Huyền Không.

Lỗ hổng trên đỉnh động
Vòm Động cao, thạch nhủ bám vào vách tạo nhiều nét đẹp thiên nhiên, và bàn tay con người tạo thêm nhiều hình đẹp như tượng Phật Quan Âm được điêu khắc công phu trên bệ thờ.

Tượng phật Quan Âm[/FONT]
Vọng Giang Đài[/ALIGN]
Vọng Giang đài là cụm đá cao mặt bằng nhỏ hẹp, đứng trên Vọng Giang đài có thể nhìn bao quát sông Cẩm Lệ lượn quanh cánh đồng lúa chín vàng, màu xanh lá cây, làng mạc trù phú của quận Hòa Vang. Ở đây có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu rộng 1m, cao 2m dựng trên một nền đế rộng. Trên mặt bia khắc 3 chữ Hán lớn “Vọng Giang Đài” (Đài ngắm sông) và một dòng chữ nhỏ ghi ngày tháng năm dựng bia “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật” (Năm Minh Mạng thứ 18, tháng 7, ngày tốt).
Chùa Linh Ứng
[/align]Chùa Linh Ứng hướng ra biển, xây thời vua Minh mạng 1825 gọi Ứng Chân Tự đến đời vua Thành Thái 1891 đổi thành Linh Ứng Tự. Chùa Linh Ứng thờ Tam Thế Phật, chính giữa Phật Thích Ca, bên phải Di Lặc, bên trái Di Đà.

Phật thích ca[/ALIGN]
Làng mỹ nghệ[/ALIGN]

Bước xuống các bậc cấp là lạc vào các cửa hàng bán hàng mỹ nghệ làm bằng đá Non nước dưới chân Ngũ Hành Sơn. Nơi đây có cơ man sản phẩm làm từ đá, đúc bằng bột đá đa dạng màu sắc và hình mẫu. Những tảng đá lớn tạc thành sư tử, voi, phật quan âm hay các sản phẩm vòng đeo tay, các mặt hàng lưu niệm. Nơi đây tôi mua được 1 món hàng rất đắt giá, gắn liền suốt chuyến đi là… cây quạt kỷ niệm tham quan Ngũ Hành Sơn!

Có một anh trong đoàn send cho tôi 1 tấm hình mà anh chụp được. Anh bảo tôi xem tấm hình này có gì đặc biệt không? Phải một hồi lâu ngồi suy ngẫm tấm hình mới thấy nó có hình thù giống Quan Thế Âm thật, các bạn xem hình rồi nghĩ có đúng không?

[/QUOTE]

Ăn trưa xong, cả đoàn lên xe về khách sạn ở Hội An. Khách sạn nơi đoàn chúng tôi dừng chân rất tiện nghi, lại gần bãi biển Cửa Đại và có sẵn xe đạp cho du khách dạo quanh Hội An. Nghỉ ngơi 1 chút, tôi và cả gia đình lên xe… đạp chạy xuống bãi Cửa Đại tắm biển. Chiều về lại khách sạn, tắm rửa rồi lên xe đi ăn chiều và bắt đầu chuyến tham quan phố cổ Hội An.
Chùa Cầu[/ALIGN]

Max nested elements reached

Chùa Cầu được chính thức chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An.
Max nested elements reachedMax nested elements reached

Max nested elements reachedMax nested elements reachedMax nested elements reachedMax nested elements reached

Max nested elements reachedMax nested elements reachedMax nested elements reached

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *