Ký sự Đà Nẵng – Hội An – Huế – Phong Nha (ngày thứ 2)

Sau khi ăn sáng và trả phòng, đoàn chúng tôi tiếp tục hành trình đến Huế. Kể từ khi khánh thành hầm Hải Vân, thời gian Từ Đà Nẵng ra Huế rút xuống chừng hơn 1 giờ đồng hồ. Hầm Hải Vân chỉ dành cho xe ô tô, những xe chở gia súc hay hóa chất, xe 2 bánh và thậm chí cả ngưởi đi bộ cũng không được vào hầm. Khi tới gần hầm từ cổng phía Đà Nẵng, các bạn sẽ thấy có một ngôi miếu nhỏ đặt dưới gốc cây đa cổ thụ. Trước đây, lúc hầm Hải Vân còn đang thi công, có người công nhân nọ khi đào hầm đã chạm vào rễ cây đa đó. Người công nhân này hôm sau bị tai nạn và tử vong. Không chỉ riêng trường hợp người công nhân đó mà hễ ai đụng vào cây đa là đều gặp tai nạn cả. Những người giám sát thấy vậy lệnh không được đụng chạm cây đa đó và lập nên cái miếu, vừa để thờ cây đa vừa tưởng nhớ những người công nhân nằm xuống nơi đây.[/FONT][/SIZE]
Đến Huế là cũng gần trưa. Cả đoàn dùng bữa, nhận phòng, nghỉ ngơi sớm để chuẩn bị cho chuyến tham quan buổi chiều. Địa điểm đầu tiên là kinh thành Huế. Kinh thành Huế có 4 cổng, đoàn chúng tôi vào thành qua Ngọ Môn (vì nơi đây có bàn đặt mua vé nên bắt buộc phải qua thôi).
Ngọ Môn
“Ngọ Môn năm cửa chín lầu,
Một lầu vàng tám lầu xanh ba cửa thẳng hai cửa quanh.”[/ALIGN]

Ngọ Môn là cổng chính phía nam của kinh thành Huế. Nhìn từ trước thấy rõ 3 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn (bên trái) và Hữu Giáp Môn (bên trái), dành cho quan văn, võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.
Phía trên Ngọ Môn là Lầu Ngũ Phụng, một lễ đài quan trọng của triều Nguyễn. Chính tại nơi đây thường diễn ra các lễ lạc quan trọng của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa chứ không liên quan đến số đề hay lô tô gì đâu nha!) hay lễ yết triều. Điểm đặc biệt là bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói lưu ly màu vàng, tám bộ còn lại lợp ngói lưu ly màu xanh, chính vì vậy mà Ngọ Môn mới có “một lầu vàng tám lầu xanh”. Nhìn trong bức tranh dưới đây sẽ thấy rõ màu mái ngói hơn so với thực tế bởi màu xanh đã bị rong rêu và gió bào mòn đi nhiều rồi.

Nhân đây cũng nhắc lại một sự kiện lịch sử quan trọng là ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cửu vị thần công
[/FONT]

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia Long ra lệnh tập trung tất cả khí dụng bằng đồng tịch thu được đúc thành 9 khẩu thần công để “làm kỷ niệm muôn đời” về chiến thắng của mình. Mỗi khẩu dài 5,1m, nặng hơn 17.000 cân, đặt trên một giá súng chạm trổ cực kỳ công phu, tinh xảo.

Cửu vị thần công được chia thành 2 nhóm: Nhóm bên tả xếp phía sau cửa Thể Nhơn gồm 4 khẩu, được đặt tên theo 4 mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Nhóm bên hữu xếp phía sau cửa Quảng Đức gồm 5 khẩu, được đặt tên theo ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Vào năm 1816, vua Gia Long sắc phong cho cả 9 khẩu đại bác này danh hiệu: “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”. Danh hiệu này và nội dung bài sắc phong đều được khắc trên cả 9 khẩu. Chín khẩu súng này chưa hề dùng trong trận mạc, chúng chỉ có tính cách tượng trưng, xem như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.[/FONT]
Điện Thái Hoà[/B]
[/ALIGN]
Là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng. Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến. Các quan khác có mặt đông đủ và đứng xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải. Tất cả các vị trí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu.

Hình sân trước điện Thái Hòa[/ALIGN][/I]
Cung điện được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây – một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện. Do điện xây từ rất lâu rồi nên những cây cột không tránh khỏi mối mọt. Công việc trùng tu điện đang được thực hiện với sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài. Khi chúng tôi đến tham quan, trong điện vừa dỡ 1 cây cột đã mục xuống. Nếu quan sát kỹ, các bạn sẽ thấy màu của các cây cột không đều nhau, có cây màu sáng hơn những cây còn lại dù họa tiết trên mỗi cột là như nhau.
Trang trí cũng như kiến trúc của điện Thái Hòa đặc biệt đáng chú ý tới con số 5 và nhất là con số 9. Hai con số này chẳng những xuất hiện ở trang trí nội ngoại thất của tòa nhà mà còn ở trên các bậc thềm của điện. Từ phía Đại Cung Môn của Tử Cấm Thành đi ra điện Thái Hòa, vua phải bước lên một hệ thống bậc thềm ở tầng nền dưới là 9 cấp và ở tầng nền trên là 5 cấp. Trước mặt điện số bậc cấp bước lên Đệ nhị Bái đình và Đệ nhất Bái đình cộng lại là 9. Tiếp đó, hệ thống bậc thềm ở nền điện cũng có 5 cấp. Đứng ở sân Đại triều nhìn vào hay từ phía Tử Cấm Thành nhìn ra người ta đều thấy trên mỗi mái điện đều được đắp nổi 9 con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long chầu mặt nhật, hồi long (rồng quay đầu lại), rồng ngang… Ở nội điện cũng thế, từ ngai vàng, bửu tán, các mặt diềm gỗ chung quanh cho đến mỗi mặt của ba tầng bệ mỗi nơi đều trang trí một bộ 9 con rồng.

Ngai vàng của vua[/ALIGN][/I]
Thế Tổ Miếu hay Thế Miếu[/B]


Là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Miếu được xây dựng trong 2 năm (1821 – 1822), ban đầu chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vì thế mới có tên gọi Thế Tổ Miếu) nhưng về sau trở thành nơi thờ tất cả các vị vua của triều Nguyễn.
Theo gia pháp của họ Nguyễn, các vị vua bị coi là “xuất đế” và “phế đế” đều không được thờ trong tòa miếu này. Đến tháng 10/1958, án thờ 3 vị vua chống Pháp vốn bị liệt vào hàng xuất đế không được thờ trong Thế Miếu là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân đã được hội đồng Nguyễn Phúc Tộc rước vào thờ ở Thế Miếu. Các án thờ vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Bảo Đại đến nay vẫn chưa có mặt trong Thế Miếu. Do đâu mà có việc như thế thì tôi cũng chưa rõ. Còn các vua Hiệp Hòa, Dục Đức, do bị coi là phế đế nên không được thờ ở Thế Miếu.
Hai bên sân có một đôi kỳ lân bằng đồng đứng trong thiết đình. Cuối sân là 9 chiếc đỉnh đồng to lớn (Cửu Đỉnh) đặt thẳng hàng với 9 gian thờ trong miếu.
Kỳ lân đồng[/ALIGN]
[/B]

Kỳ lân đồng trong thiết đỉnh
(Do lúc thăm Thế Miếu quên không chụp hình kỳ lân đồng trong thiết đình nên phải lên google kiếm. Mà kiếm mòn mỏi mới được 1 tấm hình tí tẹo thế này, hic…)

Nếu chú ý các bạn sẽ đặt câu hỏi “Tại sao trước điện Thái Hòa cũng có kỳ lân đồng, nhưng ở Thế Miếu kỳ lân lại ở trong thiết đình”. Có thể giải thích như sau: Thế Miếu là nơi thờ cúng những vị đã khuất, tức thuộc cõi âm, mà ánh mặt trời mang tính dương. Nên để tránh cho kỳ lân, vật canh giữ miếu thờ, bị ảnh hưởng, người xưa đặt thêm thiết đình nhằm ngăn ánh sáng mặt trời xuyên qua.


Kỳ lân đồng trước điện Thái Hoà
Cửu Đỉnh

Cửu Đỉnh, biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền của nhà Nguyễn là 9 cái đỉnh bằng đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn. Có 2 đỉnh chưa được tương ứng với vị vua nào thì triều Nguyễn đã chấm dứt, mặc dù còn 6 vị vua khác là Dục Đức, Hiệp Hòa, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại nhưng không được khắc tên.
Chùa Thiên Mụ
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.”[/ALIGN]

Nếu có bạn thắc mắc tại sao không là “… tiếng chuông Trấn Vũ…” thì có thể xem thêm ở đây:
http://www.geocities.com/chamho/PHAN_TV/GopyveTiengChuongThienMucuaLeDuKhuong.htm
http://www.geocities.com/chamho/PHAN_TV/CanhTruclada.htm

Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ một huyền thoại. Chuyện kể rằng từ xa xưa, dân địa phương đêm đêm thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi nơi chùa tọa lạc ngày nay, và nói: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Hễ nói xong là bà biến mất. Chúa Nguyễn Hoàng một lần đi qua trấn Thuận Hoá nghe kể chuyện đã cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự, tức là “bà mụ tới từ trời”.
Từ thời xưa, chùa Thiên Mụ là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Chùa từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ“ (mừng sinh nhật thứ tám mươi) của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm tháp Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên“ phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.
Bước vào khuôn viên chừa sẽ thấy tháp Phước Duyên cao 21m, gồm 7 tầng, được xây dựng năm 1844 dưới thời vua Thiệu Trị. Tháp được coi là biểu tượng của chùa và cũng là 1 trong những biểu tượng của thành phố Huế như cầu Tràng Tiền. Và đặc biệt là mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật.

Tháp Phước Duyên

Ðiện Ðại Hùng – ngôi chính điện của chùa

Sân trước của chùa

Chiếc xe ô tô – di vật của cố hòa thượng Thích Quảng Đức để lại sau khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963 được cất giữ ở sân sau.[/I]
Sau khi viếng chùa Thiên Mụ, đoàn chúng tôi về Huế dùng bữa chiều và lên thuyền rồng nghe ca Huế giũa dòng sông Hương. Ngoài ra còn có mục thả hoa đăng nữa nhưng do máy hết pin nên không chụp lại được. [/ALIGN]
Về khách sạn, vừa đặt lưng xuống là ai nấy đều lăn ra ngủ khò. Kể cũng phải, đi bộ suốt buổi chiều dưới cái nóng miền Trung cháy da cháy thịt thử hỏi ai không mệt chứ. Nhắm mắt lại, tiếng hát của cô gái Huế lúc nãy như vang mãi trong tôi suốt giấc ngủ…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *