Ký sự Đà Nẵng – Hội An – Huế – Phong Nha (ngày thứ 3)

Trong suốt chuyến đi thì hôm nay là ngày ngồi xe nhiều nhất. Đoạn đường từ Huế tới Phong Nha cả đi và về là 500 km, tức 8 tiếng trên xe! Trên đường đi, chúng tôi có ghé qua thánh địa La Vang để du khách tham quan.
La Vang
Ai ơi có biết La Vang,
Linh thiêng đất Thánh, ân ban dạt dào
[/I]

Nhà thờ La Vang [/COLOR][/I]
Về nguồn gốc tên gọi La Vang có nhiều ý kiến cho rằng dưới thời vua Tây Sơn Quang Toản có chính sách chống đạo Kitô giáo, cho nên nhiều người theo Công giáo ở vùng Quảng Trị để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn đã chạy lên vùng đất này. Do đây là vùng đất đồi núi cho nên để gọi nhau được họ phải “la” lớn, mà “la” lớn thì “vang”. Cái tên La Vang ra đời.
Một ý kiến khác lại nói rằng chốn rừng rú La Vang xưa kia nhiều cọp beo hại người. Do đó những người đi rừng ở lại đêm thường chia nhau thức canh, thấy động thì “la vang” lên để mọi người đến tiếp cứu. Một cách giải thích khác là khi những người theo đạo Công giáo chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện lên và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết “lá vằng” không dấu thành La Vang.
Tới La Vang, chúng tôi được kể về sự tích Đức Mẹ hiện ra. Chuyện như sau:
Dưới triều đại vua Cảnh Thịnh, với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi ẩn trốn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm, họ nhìn thấy một người nữ xinh đẹp, mặt áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay đó là Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ tỏ vẻ nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái lá chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.
Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn. Sau này, giáo dân xây trên mảnh đất đó tượng Đức Mẹ dưới gốc cây cổ thụ và hàng năm thường về lại nơi đây thăm viếng.

Tưọng Đức Mẹ dưới cây cổ thụ [/COLOR][/I]

Tưọng Đức Mẹ [/COLOR][/I]
Phong Nha
Theo lời kể của 1 cô trong đoàn thì năm 2005, lúc Phong Nha mới được công nhân là di sản văn hóa, lối vào đây chỉ là một con đường đất đỏ, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn. Nhưng giờ đây, hai bên đường hàng quán mọc lên đầy, sinh hoạt của bà con khởi sắc rất nhiều. Những quán cơm “bụi” đã được thay bằng các nhà hàng, quán cơm khang trang sạch sẽ. Chính con đường này đã thổi một luồng sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ trước đây từng bị bom đạn dày xéo.

Bến thuyền sông Son [/COLOR][/I]
Chúng tôi xuống xe tại bến sông Son để lên thuyền. Đi thuyền trên sông Son chừng 30 phút thì đến động. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước thật quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ đã ban tặng cho vùng đất này vô vàn hình ảnh kỳ thú, gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là động Phong Nha (động Răng Gió) với hàm ý gió thổi từ trong trong động, nhũ đá tua tủa như hàm răng.

Cửa động nhìn từ trên bến [/COLOR][/I]

Cửa động nhìn từ dưới thuyền [/COLOR][/I]
Theo Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một làng miền núi ngày xưa nên có ý kiến cho rằng Phong Nha được lấy theo tên ngôi làng gần đấy. Có ý kiến khác lại nói tên gọi Phong Nha không phải xuất phát từ ý nghĩa răng và gió, mà từ hình ảnh những ngọn núi nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh các quan đứng thành hàng trên sân chầu hay ở quan thự nên người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán (chữ phong nghĩa là đỉnh núi, nha có nghĩa là quan lại) để đặt tên cho động Phong Nha…
Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Khi vào trong động, thuyền không được nổ máy mà phải chèo bằng tay. Có lẽ do tiếng động cơ khi vào động sẽ khuếch đại lên nhiều lần gây đinh tai nhức óc chăng? Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ. Đoàn chúng tôi bắt đầu tham quan tại đây. Do trong hang khá tối nên nhưng máy chụp hình phổ thông không tài nào làm ăn được. Tôi xin mượn hình ảnh về Phong Nha trên google để giới thiệu với các bạn vẻ đẹp kỳ vĩ của hang động này.




Ra đến xe là đã 15h hơn, cả đoàn ai nấy cũng mệt nhưng sự thích thú khi tham quan hang động đẹp nhất Việt Nam vẫn còn lưu lại trên nét mặt mỗi người. Hi vọng ngành du lịch mình quan tâm tới Phong Nha ngày càng nhiều hơn nữa, phổ biến rộng rãi để nhiều khách du lịch tới đây, quảng bá cho hình ảnh thiên nhiên, con người, đất nước Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *