…
Nội dung thi giữa kỳ môn “Kinh tế vĩ mô”
Nội dung thi giữa kỳ môn “Kinh tế vĩ mô” là từ đầu tới bài “Chính sách tài khóa” và phần “Tiền” của bài “Chính sách tiền tệ”. Theo như kinh nghiệm của mình học kỳ trước thì đề thi thiên về lý thuyết khá nhiều, bài tập không đáng kể nên các bạn xem lý thuyết cho kỹ. Sau đây là gợi ý của mình về đề thi (theo những gì mình còn nhớ).
– Các bạn sẽ phân biệt kinh tế vĩ mô và vi mô. Đề cho 4 câu nói kêu bạn chỉ rõ câu nào là vi mô, câu nào là vĩ mô.
– Tương tự như trên là câu hỏi về kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc. Các bạn chú ý là câu nói nào có chữ “nên” thì biết ngay nó là chuẩn tắc.
– Đường Giới hạn khả năng sản xuất (PPF). Chú ý các nội dung sau: (1) Độ dốc thể hiện gì, (2) Quy luật chi phí cơ hội tăng dần, (3) Đường cong lồi thể hiện quy luật năng suất biên giảm dần (cái thứ (2) và (3) này các bạn hay nhầm lắm).
– Định nghĩa GDP (xem kỹ), GDP thực và danh nghĩa, các cách tính GDP và công thức liên quan.
– Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA): cái nào theo chỉ tiêu lãnh thổ, cái nào theo chỉ tiêu sở hữu các bạn phải thuộc. Các công thức liên quan cũng học luôn.
– Tổng cầu: Các bạn xem lại tiêu dùng tự định và tiêu dùng biên, có 1 câu nói mối liên hệ giữa 2 cái này. Mấy cái hàm thì không cần học làm gì, xem trong tờ công thức mình gửi sẽ biết cái nào cần học, cái nào không cần. Mấy cái đồ thị cũng thế, thi không cho ra đâu. Đặc biệt là phải biết cách tính Tổng cầu, hệ số nhân k, 2 cái này nhất định sẽ có.
– Chính sách tài khóa: xem khi nào thì mở rộng, khi nào thì thu hẹp, các công cụ của chính phủ…
– Tiền: các bạn chỉ làm quen lý thuyết nên chắc không ra nhiều, xem nội dung sơ qua là ổn. Chú ý các hình thái của tiền, chức năng của tiền và công thức nếu các bạn học tới đây rồi.
Mình chỉ nhớ tới đó, phần còn lại các bạn đọc thêm cho chắc ăn. Mình khuyên các bạn nên làm trắc nghiệm trong cuốn sách “Kinh tế vĩ mô” của Đại học Kinh tế, sẽ rất có ích đó.
Link download công thức (dùng cho cả học kỳ): http://www.mediafire.com/?ojz0djymjhz
Link download bài giảng trên lớp: http://www.mediafire.com/?mayqxmejmiy
Link download câu hỏi trắc nghiệm (không đáp án, một số câu không có trong nội dung thi giữa kỳ thì các bạn cứ bỏ qua): http://www.mediafire.com/?wdqywmew2dn
Nội dung thi giữa kỳ môn “Nhập môn tài chính tiền tệ”
Theo những gì cô Tú Trang dặn lớp mình thì sẽ không ra phần “Đại cương về tài chính”, các bạn đọc các nội dung sau:
– Lạm phát (xem kỹ phần này, theo ý kiến cá nhân của mình thì khả năng ra khá cao)
– Tiền tệ
– Tín dụng
– Thị trường tài chính
– Tài chính doanh nghiệp
Còn cô Hạnh thì có nói đề thi gồm 3 câu:
– Câu 1 là lý thuyết + thực tiễn.
– Câu 2 là cho 1 quan điểm, nhận xét nó và nói lý do tại sao lại nghĩ như vậy
– Câu 3 là đề mở, câu này không có đáp án chính thức, cách tính điểm dựa vào lập luận của người viết và sức thuyết phục.
Các bạn có thể thấy, lý thuyết chiếm rất ít điểm (chừng 2 điểm) mà nội dung rất nhiều. Các bạn nên đọc hiểu và nắm ý chính, không nên thuộc lòng. Mình khuyên các bạn nên năng đọc các báo về kinh tế như Thời báo kinh tế Sài Gòn, Vneconomy, Cafef, Saga, Doanhnhan360… để có kiến thức ngoài về môn này.
Đồng thời các bạn có chia sẻ cho mình 1 số tài liệu về môn này, tuy không đầy đủ các nội dung trên nhưng cũng chia sẻ để các bạn tham khảo.
Link download tài liệu tham khảo: http://www.mediafire.com/?zmdl3ziny24
Link download bài giảng trên lớp: http://www.mediafire.com/?tfmzcjfumtz
Link download nội dung thuyết trình “Lạm phát” (gồm 2 phần: Nội dung và Slide PP)
PDF: http://www.mediafire.com/?xdyhde5yzmm
PP: http://www.mediafire.com/?mmejglemjdy
Nội dung thi giữa kỳ môn “Lý thuyết trò chơi”
Môn này theo mình chỉ cần các bạn biết cách xác định chiến lược trội của người chơi, cân bằng cuộc chơi, cân bằng Nash là có thể yên tâm vào phòng thi.
Các bạn cũng chú ý về trò chơi có các nước đi đồng thời (biểu hiện bằng ma trận 2×2 hay 3×3) hoặc trò chơi với các nước đi tuần tự (thể hiện bằng cây trò chơi). Các bạn có thể tham khảo về 1 số dạng bài tập trong bài giảng mà mình có được của thầy Minh. Nếu các bạn học thầy Minh thì không cần download cái này về, những ai học thầy Nhật thì nên download về xem.
Trong thời gian tới mình sẽ hỏi thăm về nội dung các thầy khác dặn dò, trước mắt mình chưa có thông tin nhiều nên chỉ gợi ý các bạn bấy nhiêu thôi, tương lai sẽ cập nhật tiếp.
Link download bài giảng: http://www.mediafire.com/?k3zqkf1o2zz
Nếu các nội dung trên chỗ nào còn thiếu sót hay có yêu cầu, thắc mắc về nội dung thi kỳ này, các bạn vui lòng comment để mình kịp bổ sung. Các bạn nào có tài liệu hay muốn chia sẻ có thể liên hệ mình hoặc chia sẻ trực tiếp trên đây. Chúc các bạn ôn tập tốt và có kết quả giữa kỳ mỹ mãn.
Yến Vy writes:Cám ơn Triết nhiều nha
Tuấn Anh writes:Keep doing your work… so useful and helpful. Thank a lot mate!!!
Arctic_fox writes:Thanks so much ^_^ it’s very kind of you for doing this ^_^
Anonymous writes:Cám ơn bạn nhiều lắm. Bạn chăm chỉ quá à!
Quỳnh Nhi writes:thanks tr nhiều nè ^^ đọc xong cái hướng dẫn này cũng yên tâm bớt phần nào :”>
Anonymous writes:thanks Triết. Bạn nhiệt tình wa’ 😀
Anonymous writes:cung` nhau hoc to^t’ nha cac’ ban ^^
MinhTâm writes:Thanks Triết nhiều. thật sự rất hữu ích đó.^^
Anonymous writes:Chuc cac ban thi that tot!
Minh Nguyệt writes:Cảm ơn bạn Triết nhiều lắm, hy vọng tất cả chúng ta đều sống sót chiến đấu wa kỳ thi giữa kì này,hjhjhj!!!(^_^) Chúc mọi người thi tốt nha!
Phuong Anh writes:thank for helping us,ur work is so useful and meaningful, good luck to you!
ngoc phuong writes:thanks ban triet nhieu ^^good luck
writes:lý thuyết trò chơi hình như còn phần cạnh tranh giá cả với cạnh tranh số lượng nữa á tTriết
Về ý kiến môn “Lý thuyết trò chơi” có cạnh tranh giá (Betrand Competition) và cạnh tranh sản lượng (Cournot Competition) thì đúng là 2 nội dung này có trong chương 2 “chiến lược cạnh tranh” của giáo trình trường phát cho mình. Nhưng để tạo lập được đồ thị như trong hình vẽ thì mình cần phải có một hàm số về sản lượng theo giá của 2 tờ báo (hay 2 công ty). Còn theo trong sách, qua 1 loạt suy luận, nói quá trời luôn mà lập được cái đồ thị như thế thì mình cũng chào thua, không tài nào bắt chước được. Nhớ lại môn Kinh tế Vi mô hồi HK trước, muốn tính được sản lượng cân bằng Cournot đâu phải dễ, phải đạo hàm rồi thế công thức rất chi là phức tạp. Nội dung thi giữa kỳ mà cho ra phần này thì mình cũng bỏ giấy trắng à. Chưa kể, theo như lời nhiều bạn nói là thầy Nhật ra đề. Mà trong lớp mình học thì thầy hoàn toàn không đề cập tới 2 nội dung này. Như thế các bạn có thể yên tâm là trong đề thi, khả năng ra 2 nội dung này rất thấp. Một số bạn băn khoăn về nội dung “chiến lược tối đa hoá kỳ vọng” (theo cách nói của mình về bài toán quyết định chiến lược căn cứ theo xác suất ra quyết định của đối phương). Nội dung này mình có một bài viết theo Open Course Game Theory của Đại học Yale mà mình dịch ra hồi hè. Nhưng sau khi đưa cho 1 vài bạn thì nhận được phản hồi rằng nó khá khó hiểu. Mà trong lớp thầy cũng chỉ nói sơ qua thôi hà, trong giáo trình cũng không có ghi. Vậy cái này cũng không ra luôn, chắc chắn như vậy.
Yoko writes:theo như mình biết thì cô Trang có nói 1 câu hỏi mở trong tài chính tiền tệ là: nếu bạn là tư vấn viên và một người cầm 10 tỷ đến xin ý kiến của bạn rằng họ nên đầu tư vào đâu! hãy phân tích và hướng dẫn cho khách hàng biết những hạng mục đầu tư và hạng mục nào hiệu quả nhât?Theo mình bít thì có 4 hạng mục là : vàng, ngoại tệ,chứng khoán và bất động sản!! mọi người tìm hiểu rùi post lên tham khảo nha!
NaTe writes:Wa’ dữ lun !!!LOVE sư phụ nhìu nhìu hehe ^_______________________^