Những bài học giản dị

Cậu bé lớn lên và đến giờ vẫn thầm tự hào trong con người mình có một thế giới phức tạp và nhiều màu sắc. Cậu đã được trải qua sự mất mát để hiểu được giá trị của những gì đang có. Cậu đã được trải qua thiếu thốn để có thể cảm thông và hiểu được khi khó khăn người ta nghĩ và mong đợi điều gì…

Continue reading “Những bài học giản dị”

Làm thế nào để phê phán tích cực?

Phê phán hầu như luôn luôn có vẻ tiêu cực, dù là người phê phán có thái độ tích cực thì người “được” phê phán cũng vẫn cảm thấy tiêu cực, không ít thì nhiều. Đó là chưa nói đến, rất thông thường, chúng ta phê phán với thái độ tiêu cực. Nhưng không thể không phê phán được, phải không các bạn. Tư duy phê phán (critical thinking) là một phần quan trọng của tư duy, mà chúng ta đã đề cập trước đây trong bài Tư duy tích cực là gì. Nhưng làm thế nào để ta phê phán mà không có tư duy tiêu cực trong lòng, và người nghe cũng không cảm thấy tiêu cực?

Continue reading “Làm thế nào để phê phán tích cực?”

Đợi mong không gặp, không đợi mà gặp

Thường ta thấy nếu một người bị bệnh đã lâu ngày, khi mất đi, thân nhân của họ rất bình tĩnh và thản nhiên, dù là vẫn buồn. Nhưng nếu một người ra đi bất ngờ, như đụng xe chẳng hạn, thì thân nhân bạn bè rất đau đớn sầu khổ. Tương tự như vậy, trong một trường hợp nhẹ hơn, xảy ra hàng ngày: Ra đường bị anh chàng nào đó chạy ngang qua mắng, “Chạy quờ quạng, dzậy mà cũng ra đường. Đồ ngu” thì ta cũng bực một tí, nhưng có thể mỉm cười quên mất. Nhưng nếu đến sở, bị ai đó trong sở mắng là “đồ ngu” thì có thể sẽ thành chuyện lớn.

Continue reading “Đợi mong không gặp, không đợi mà gặp”

Nhìn lại một năm


Một năm qua đi. Thời gian trôi nhanh đến lạ! Trôi nhanh như một cái ngáp và khi giật mình nhìn lại hoá ra là mình đã ngủ quên. Ngủ quên trên những thành công cũ, để rồi tỉnh dậy chợt nhận ra là mình đang thất bại. Ngủ quên trên những yêu thương đã hết, để rồi mới nhận ra là mình đang ảo tưởng.

Continue reading “Nhìn lại một năm”

Làm thế nào để nói như một nhà lãnh đạo


Dưới đây là chia sẻ của anh Michael Landrum trên trang web toastmasters.org về 10 điều cần phải học trong giao tiếp dành cho các nhà lãnh đạo. Toastmasters International là một tổ chức hàng đầu thế giới thành lập từ năm 1924 tại Santa Ana, California chuyên về giúp đỡ mọi người phát huy khả năng và thoải mái hơn khi phát biểu trước đám đông. Tổ chức phi lợi nhuận này hiện nay đã có gần 250,000 thành viên thuộc 12,500 câu lạc bộ trên khắp 106 quốc gia.
Phần lớn các cuộc gặp mặt của Toastmasters có khoảng 20 người gặp nhau hàng tuần trong 1 đến 2 tiếng. Những người tham gia thực hành và học các kĩ năng bằng cách tham gia vào cuộc họp, diễn thuyết, hoặc giúp phụ trách tính giờ, đánh giá hoặc kiểm tra lỗi ngữ pháp. Không có người hướng dẫn mà thay vào đó mỗi bài phát biểu hoặc mỗi một cuộc gặp được đánh giá bởi các thành viên một cách tích cực, tập trung vào những điều đã thực hiện đúng và và những điều cần được làm tốt hơn.

Continue reading “Làm thế nào để nói như một nhà lãnh đạo”