Yêu người, tin người

Tất cả những ai giảng dạy về tư duy tích cực đều đồng ý về một định đề căn bản – Nền tảng của tư duy tích cực là yêu người. Từ “yêu láng giềng như yêu chính mình” cho đến “trái tim bồ đề giải thoát chúng sinh,” các truyền thống tư duy khác nhau xây dựng những kiến trúc tư duy khác nhau trên cùng một nền tảng “yêu người.” “Yêu người” là nền tảng cần thiết cho một tâm thức hướng thượng và tích cực. Càng ít yêu người, ta càng ít tích cực, và không yêu người tức là tiêu cực hoàn toàn. Định đề này về tư duy tích cực tạo ra một vài thắc mắc cho một số người, ít ra là trên phương diện lý luận. Trong bài này chúng ta sẽ xét đến các thắc mắc đó.

Continue reading “Yêu người, tin người”

Khi nào ta cần tư duy tích cực nhất?

Ngày nào ta cũng cần năng lực để sống. Chỉ sau khi chào thế giới good bye, hết thở, thì ta mới không cần năng lực, phải không các bạn? Nhưng dù là ta cần năng lực để sống hàng ngày, thì lúc cần năng lực nhiều nhất là lúc đi đang ngang cánh đồng xanh tươi mát mẻ bỗng nhiên gặp một Ông Ba Mươi ngồi giữa đường, mặt mày hớn hở chờ bữa ăn tối bò đến miệng, vẫy đuôi liếm mép nhìn mình, cười mỉm chi. Hoặc khi cần năng lực nhất là khi bị cúm gà tấn công, cơ thể cần tất cả nội lực để có thể đứng dậy đuổi gà đuổi vịt.

Tư duy tích cực cũng vậy, ngày nào ta cũng cần để sống, nhưng khi cần tư duy tích cực nhất là khi ta bị tấn công bởi thất bại, thất tình, thất trận, thất thủ, thất cơ, thất ý, thất lạc, thất tiết, thất thân, thất nghiệp, thất thế, và ta sợ hãi đến thất sắc, thất thanh, chới với thất kinh hồn vía, cuối cùng là thất vọng và thất chí. Lúc mà ta gặp khủng hoảng chính là lúc ta cần tư duy tích cực nhiều nhất để đương cự.

Continue reading “Khi nào ta cần tư duy tích cực nhất?”

Yếu tố “không biết” trong đời sống

Ta thường hay sợ khi đi qua bóng tối, nhất là nghĩa trang vào ban đêm, tại sao? Thưa, vì ta không biết trong bóng tối có gì. Và lại càng không biết sau ngưỡng cửa của sự chết có gì. Lo sợ những cái điều mình không biết là bản tính sinh tồn có trong gene của con người. Từ hàng triệu năm trước tổ tiển loài người đã hiểu là những khu rừng mới lạ có nhiều nguy hiểm rình rập mà mình không biết. Phải cẩn thận khi đi qua đó.

Continue reading “Yếu tố “không biết” trong đời sống”

Làm sao để nhận chữ “không”?

Có một nỗi sợ hãi đè nặng trên nhiều người trong chúng ta từng phút, từng ngày, cả đời, dù là thường khi họ không nghĩ đến và biết đến. Đó là nỗi sợ bị chối bỏ, sợ không đạt được cái đang nhắm đến. Nói chung là sợ chữ “Không”: không chấp nhận, không đồng ý, không được, không thành…

Continue reading “Làm sao để nhận chữ “không”?”

Hãy tự tạo cơ hội

“Cơ hội” là hai chữ quan trọng nhất trong kiến trúc xã hội. Tất cả mọi người trên thế giới đều muốn có một xã hội bình đẳng, dù là ta nói đến triết l‎ý nào hay lý thuyết chính trị nào. Nhưng nếu xem kỹ thì nguời 75 kg phải mạnh hơn người 40 kg, người giỏi toán phải khác người dốt toán, người siêng năng thì phải khác người lười biếng. Làm thế nào ta có thể có một xã hội bình đẳng với nhiều khác biệt cá nhân như thế? Thưa, ta dùng khái niệm “cơ hội”. Một xã hội bình đẳng là một xã hội cho mọi người một cơ hội đồng đều để thăng tiến. Còn việc sử dụng cơ hội đó hay không là quyền của người đó.

Continue reading “Hãy tự tạo cơ hội”

Lối mòn tư duy

Có một người đi qua chỗ những con voi. Chợt người ấy dừng lại, với vẻ bối rối vì những con vật khổng lồ ấy đang bị một sợi dây buộc vào chân chúng. Hiển nhiên là những chú voi to lớn này, bất cứ lúc nào, cũng có thể phá đứt sợi dây buộc chúng, nhưng vì sao đó chúng lại không làm thế?

Continue reading “Lối mòn tư duy”

Lửa trong lòng

Bạn biết bí quyết gì mà mọi người thành công đều có không? Nếu nhìn một vòng chung quanh, ta thấy tất cả những người thành công: luật sư, doanh nhân, chính trị gia, quan chức nhà nước, ca sĩ, họa sĩ, bác sĩ, tu sĩ, hay bất kỳ cái-gì-sĩ… đều có một điểm chung là họ rất đam mê việc họ đang làm. Họ vui với nó, ăn ngủ với nó, hít thở nó, sống với nó, sống vì nó, bất chấp mệt nhọc, khó khăn, thử thách, cô đơn. Cho đến một lúc họ thành công lớn trong công việc đó. Bí quyết thành công của họ rất rõ ràng, đó là say mê công việc.

Continue reading “Lửa trong lòng”

Hướng đến giải pháp

Cụm từ “hướng đến giải pháp” là dịch từ chữ “solution-oriented”. Người hướng đến giải pháp là người luôn luôn nghĩ đến giải pháp. Vừa nghe xong một vấn đề gì là họ thường nói “Chà, làm sao để giải quyết nhỉ?”. Đây là loại người hoàn toàn khác với các ca sĩ chuyên hát “Chán quá, chỉ là một lũ ngu dốt bất tài!” Trong các mục tìm người ở Mỹ, chúng ta hay thấy từ “solution oriented” hay “result oriented” (hướng đến kết quả).

Continue reading “Hướng đến giải pháp”